0943615555

Tinh dầu là gì ? những điều thú vị mà bạn chưa biết về tinh dầu

Bạn mới bắt đầu tìm hiểu về tinh dầu? Bạn đang có rất nhiều thắc mắc cần giải đáp? Chẳng hạn như: Tinh dầu là gì? Tinh dầu thiên nhiên, tinh dầu nguyên chất, tinh dầu không nguyên chất rồi hương liệu tổng hợp là gì? Chúng có gì giống và khác nhau?Tinh dầu được tạo ra như thế nào?Tinh dầu có tác dụng gì với sức khỏe con người? Nó có những ứng dụng thực tế nào? Có những loại tinh dầu phổ biến nào? Điểm nổi bật và ứng dụng của mỗi loại ra sao? Cách sử dụng hiệu quả và an toàn?  Mỗi loại có những điểm gì nổi bật? Nên mua loại nào tốt? Bảo quản tinh dầu thế nào cho đúng cách, an toàn và được lâu?

Trong bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu và giải đáp các vấn đề trên.

  1. Tinh dầu là gì?

Tinh dầu hay tinh dầu thiên nhiên là một loại chất lỏng có chứa các hợp chất thơm có tính dễ bay hơi được chiết xuất từ các bộ phận của thực vật. Hầu như mọi bộ phận của thực vật đều có thể chiết xuất được tinh dầu, phổ biến nhất là: Hoa, lá, vỏ cây, vỏ quả, thân cây, rễ… Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, tinh dầu được coi là báu vật của thiên nhiên ban tặng cho con người!

"<yoastmark

 

Đại đa số tinh dầu đều trong suốt, tức là không có màu. Tuy nhiên một số loại tinh dầu lại có màu hổ phách, màu vàng như: Tinh dầu sả chanh, tinh dầu hoắc hương, tinh dầu cam ngọt…

Tinh dầu thiên nhiên có một đặc điểm rất nổi bật: Nó có thể dễ dàng thay đổi từ trạng thái lỏng (hoặc rắn) sang trạng thái khí, kể cả khi ở nhiệt độ phòng. Chính vì vậy mà khi bạn mở nắp đựng sẽ có hương thơm đặc trưng bay vào mũi!

Tinh dầu nguyên chất

Hiểu một cách đơn giản và thông thường nhất, tinh dầu nguyên chất là tinh dầu được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, không lẫn hóa chất, chưa được pha chế với các thành phần hóa học khác.

Tuy nhiên mình thấy cần bổ sung thêm một ý trong định nghĩa trên, đó là tinh dầu nguyên chất chỉ được chiết xuất từ một loại thực vật nhất định mà khôn

g được pha thêm bất kỳ một loại tinh dầu “đơn” nào khác. Ví dụ: Tinh dầu chanh, tinh dầu bưởi, tinh dầu tràm…

"<yoastmark

Tinh dầu thiên nhiên hay tinh dầu nguyên chất rất có lợi và an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt với một số loại tinh dầu được chiết xuất từ nhưng thảo mộc có thể ăn, uống được thì tinh dầu của chúng cũng hoàn toàn có thể sử dụng theo cách tương tự.

Tinh dầu không nguyên chất

Là tinh dầu được pha thêm một số hóa chất khác nhưng vẫn đảm bảo mùi hương của tinh dầu thiên nhiên ban đầu. Cũng có thể nó là tinh dầu thiên nhiên nhưng chưa được loại bỏ hoàn toàn tạp chất và có độ tinh khiết không cao!

Thực sự rất khó để phân biệt loại nguyên chất và không nguyên chất bằng cách ngửi!

Tinh dầu tổng hợp hay hương liệu tổng hợp

Chúng được ra một cách nhân tạo, bắt chước mùi hương của những tinh dầu thiên nhiên. Thậm chí chúng còn có hương vị của những thực vật không thể chiết xuất tinh dầu (Ví dụ: táo, dâu tây…)

Loại này thường được sử dụng trong ngành mỹ phẩm, xà phòng, sữa tắm, sản phẩm vệ sinh…

  1. Tinh dầu được tạo ra như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều cách để chiết xuất được tinh dầu, tuy nhiên có một số phương pháp phổ biến sau:

Chưng cất với hơi nước

Đây là phương pháp phổ biến nhất và cũng đạt độ tinh khiết cao. Các loại tinh dầu của rễ, lá, hoa, vỏ cây thường được chiết xuất bằng cách này. Tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu đàn hương… đều được chiết xuất bằng cách này

"<yoastmark

Nguyên lý của phương pháp chưng cất: Hơi nước sẽ được cho đi qua một nồi kín chứa nguyên liệu. Tinh dầu trong thực vật dễ bay hơi nên sẽ được kéo theo cùng với hơi nước vào một buồng ngưng tụ. Tại đây cả tinh dầu và hơi nước sẽ trở thành dạng lỏng. Đại đa số tinh dầu đều nhẹ hơn nước nên chúng sẽ nổi lên trên và được tách ra. Tất nhiên nếu nó nặng hơn nước chúng ta cũng có thể tách bình thường!

Phương pháp cơ học

Gồm 2 cách cơ bản:

Ép lạnh hay ép nguội Ép nhiệt

Hiện đại nhất hiện nay chính là phương pháp ép lạnh, tinh dầu sẽ được ép ra một cách từ từ. Giúp nhiệt độ không tăng cao từ đó giữ lại độ tinh khiết và chất lượng tinh dầu được ép ra.

Ép lạnh hay được sử dụng với các loại nguyên liệu là vỏ, quả. Trong đó phổ biến nhất chính là tinh dầu dừa, tinh dầu vỏ bưởi.

Có thể coi tinh dầu được sản xuất bằng cách ép lạnh là loại tinh dầu cao cấp nhất hiện nay!

Chiết xuất bằng dung môi (hay trích ly)

Hiểu đơn giản là bạn đem trộn lẫn nguyên liệu thực vật với một chất khác được gọi là dung môi. Dung môi này sẽ liên kết hoặc hấp thụ với tinh dầu có trong thực vật. Sau đó chúng ta sẽ đem tách dung môi khỏi tinh dầu.

Tuy nhiên cách này không được áp dụng cho việc điều trị hoặc sử dụng tinh dầu để bảo vệ sức khỏe vì hàm lượng tồn dư của dung môi khá lớn. Độ tinh khiết của tinh dầu khi chiết xuất bằng cách này không cao.

 

  1. Tinh dầu có tác dụng gì?

Tinh dầu có rất nhiều ứng dụng, nhưng chúng ta có thể chia thành 3 nhóm chính sau:

Làm thơm phòng, tạo không gian thoải mái, thơm mát, đuổi muỗi. Ứng dụng này của tinh dầu được gọi là làm hương liệu!Chăm sóc sức khỏe: Giảm căng thẳng, giúp thư giãn, trị cảm lạnh, trị mụn, chăm sóc da, chăm sóc tóc thậm chí là để giảm cân hay chữa một số bệnh đặc biệtLàm sạch: Có thể là làm sạch quần áo hay các vết bẩn trong nhà

"tác

Tuy nhiên không phải cứ tên là tinh dầu đều có hết những ứng dụng trên. Mỗi loại tinh dầu lại có những đặc điểm và tác dụng riêng của nó.

Để tìm hiểu kỹ hơn về các tác dụng của tinh dầu với sức khỏe và cuộc sống bạn hãy tham khảo bài: 11 tác dụng của tinh dầu bạn nên biết ngay bây giờ.

 

  1. Các loại tinh dầu thiên nhiên phổ biến và tác dụng

Oải Hương: Thích hợp cho việc thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng. Giúp giảm vết bầm tím, vết rạn trên daTràm: Tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh đường hô hấp.

Tràm trà: Rất nổi tiếng trong việc trị mụn.

Trầm Hương: Giảm căng thẳng, tăng cường khả năng miễn dịch, tốt cho bệnh hen, viêm phế quản, họ.
Sả Chanh: Được ứng dụng rất nhiều, nó chủ yếu giúp làm sạch, khử mùi, diệt khuẩn: Khử mùi, xua đuổi côn trùng, rất thích hợp để đuổi muỗi.
Bưởi: Rất nổi tiếng với công dụng chăm sóc tóc

Bạc Hà: Giúp chữa đau bụng, buồn nôn đồng thời cũng rất hiệu quả với chứng đau đầu, chăm sóc sức khỏe răng miệng

Quế: Có tính nóng ấm nên thường được dùng để trị cảm lạnh, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra còn giúp giảm căng thẳng, giảm đau nhức cơ xương khớp

Thực tế hiện nay có tới gần 90 loại tinh dầu, trong đó được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới vào khoảng hơn 60 loại.

 

  1. Cách sử dụng tinh dầu

Có rất nhiều cách để sử dụng tinh dầu, tạm tổng hợp và phân chia thành 6 cách sau:
1. Sử dụng trên da
Tinh dầu là những chất béo hòa tan, nên nó được hấp thụ ngay khi thoa lên da. Nhưng bạn cần lưu ý rằng: Không nên sử dụng trực tiếp tinh dầu trên da khi chưa pha loãng. Đặc biệt khi bạn có làn da nhạy cảm, việc pha loãng là rất cần thiết!

Các vị trí hay được dùng để thoa tinh dầu là: Cổ tay, phía sau tai, bàn chân hoặc kết hợp với một số nguyên liệu để thoa trực tiếp lên mặt.
2. Hít vào
Có thể nói đây là cách đơn giản nhất nhưng việc thực hiện nó lại không hề dễ chút nào! Bạn không tin ư?

Cách thực hiện như sau: Mở nắp chai tinh dầu, ghé sát vào mũi hoặc cho vài giọt lên khăn giấy. Hít một hơi thật sâu và thưởng thức! Cái khó nhất ở đây là hít như nào cho đúng cách và hiệu quả? Bạn cần hít vào sâu, hít chậm thả lỏng tâm lý thậm chí có thể nhắm mắt để tận hưởng!

Nếu bạn chưa biết cách hít thở sâu hay thở kiểu bụng thì nên tìm hiểu và tập dần đi. Nó rất tốt cho sức khỏe đó!
3. Xông hơi

Đun sôi khoảng 1 lít nước, đổ vào một chiếc bát tô rộng rồi nhỏ vào đó 2-5 giọt tinh dầu. Đặt mũi cách bát khoảng 30 cm, trùm lên đầu một chiếc khăn và từ từ hít vào luồng hơi nước. Sau đó thì thư giãn đi nào!
Cách này không những giúp bạn thư giản thoải mái đầu óc mà còn giúp chăm sóc làn da mặt của bạn.
Trên thực tế đây là cách hiệu quả và an toàn nhất trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh. Trong quá trình xông hơi bạn sẽ thấy nước nguội dần đi, nếu bạn thích xông tiếp hãy thêm nước nóng và tinh dầu vào.
4. Sử dụng than tre, máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu
Cách này vừa giúp làm thơm phòng vừa giúp xua đuổi côn trùng như muỗi. Lại rất thích hợp cho bạn nào muốn có một không gian thư giãn tốt, dễ ngủ!
5. Sử dụng trong bồn tắm
Đây thực sự là cách tuyệt vời để tận hưởng cuộc sống. Còn gì tuyệt hơn khi sau một ngày làm việc mệt mỏi bạn được ngâm mình trong bồn tắm nước ấm với hương tinh dầu hoa hồng!
6. Massage
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy massage trị liệu kết hợp với tinh dầu cho kết quả rất tốt cho việc giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi, giảm đau cơ – xương – khớp…

Khi sử dụng tinh dầu để massage, cần lưu ý: không được tự ý massage cho người đang mắc các chứng: sốt, viêm da cấp tính, phỏng, phát ban, mụn mủ, chảy máu, thâm tím da, giãn tĩnh mạch, gãy xương, nhiễm trùng… Không sử dụng tinh dầu nguyên chất để massage, mà phải pha trộn với dầu thực vật hoặc sữa dưỡng thể. Tỷ lệ pha trộn tùy thuộc vào mục đích và loại tinh dầu
Cách bảo quản
Tác dụng rồi, cách dùng rồi giờ là đến cách bảo quản. Một điều rõ ràng là bạn không thể nào dùng hết tinh dầu mua về chỉ sau một lần được. Việc bảo quản tinh dầu đóng vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng lâu dài của sản phẩm

  1. Các yếu tố ảnh hưởng

Nhiệt độ và ánh sáng: Ánh sáng, nhiệt độ cao đều có thể phá hủy các tính chất của tinh dầu. Hãy chắc chắn bạn bảo quản tinh dầu tránh xa nguồn nhiệt và khu vực có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếpThay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn cần tránh không làm thay đổi nhiệt độ của tinh dầu một cách đột ngột, việc này rất d

ễ phá hủy cấu trúc của nóĐộ ẩm và oxy: Quá trình oxy hóa sẽ xảy ra khi bạn để tinh dầu tiếp xúc lâu trong không khí. Chính vì vậy bạn cần tránh để mở nắp lọ đựng quá lâu. Ngoài ra bạn nên tránh để nước lẫn vào vì lúc này các tính chất của tinh dầu sẽ bị pha loãng

Không sử dụng chai nhựa. Chỉ sử dụng lọ thủy tinh có màu coban hoặc hổ phách, không sử dụng lọ thủy tinh trong suốt. Nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ và ánh sáng trực tiếp. Không sử dụng nắp cao su để đậy lọ tinh đầu. Nên cất các lọ tinh dầu vào hộp gỗ, hộp giấy hoặc túi vải.

Trên đây là những chia sẻ của mình về tinh dầu thiên nhiên, mong rằng các chia sẻ này có ích với bạn. Chúc bạn tìm được loại tinh dầu ưng ý và sử dụng chúng một cách hiệu quả!

XEM CÁC SẢN PHẨM TINH DẦU CỦA MỘC SA

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *